Lựa chọn cân điện tử phù hợp
+ Lựa chọn mức cân max: Mức cân max phải phù hợp với yêu cầu thực tế và dự tính cho tương lai, thông thường giá cân ô tô không phụ thuộc nhiều vào mức cân max mà thực tế lại phụ thuộc nhiều vào chiều dài của bàn cân.
Ví dụ: Cân xe chở xăng dầu, gas chỉ cần dùng loại cân 40 - 80 tấn.
Cân xe chở quặng, chở sắt thép thường dùng từ loại 100 tấn trở lên.
+ Lựa chọn kích thước bàn cân: Kích thước bàn cân cần phù hợp với chiều dài xe để tránh lãng phí tiền bạc và diện tích bố trí cân, vì ngoài đường lên cân còn có đường tránh. Kích thước bàn cân thường có quy cách sau: Chiều ngang thường là 3m, chiều dài có các mức 7m, 8m, 10m, 12m, 14m, 15m, 16m, 18m, 21m.... Bàn cân càng dài và tải trọng càng lớn thì giá thành càng cao.
+ Lựa chọn kiểu cân ô tô nổi hay chìm: Phụ thuộc vào địa hình và thế đất
- Cân nổi: Nằm hoàn toàn trên mặt đất nên việc bảo trì rất ít, vệ sinh dễ dàng nhanh chóng. Không bị ảnh hưởng nhiều của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên nhược điểm của nó là chiếm nhiều diện tích làm đường dốc lên xuống
- Cân chìm: Nằm chìm hoàn toàn dưới đất nên chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của bàn cân. Không ảnh hưởng đến mỹ quan chung của nhà máy. Tuy nhiên nhược điểm là: Phải làm vệ sinh thường kỳ do rác, bùn đất rơi xuống, phải bơm nước khi mưa xuống hoặc phải có hệ thống thoát nước tốt không nước ngập sẽ làm hỏng cảm biến của cân. Dễ bị chuột làm tổ và cắn đứt dây tín hiệu của cân .
+ Lựa chọn bước nhảy của cân: Bước nhảy của cân (d hay e) có thể là 5kg, 10 kg, 20 kg tùy theo nhà sản xuất nhưng tổng số bước nhảy n của cân không được quá 10.000 e theo quy định cân cấp 3.
Mức cân Max
Tổng số bước nhảy n = ----------------------------- < 10.000
Bước nhảy của cân
Hai ô tô cùng có mức cân Max là 80 tấn và cùng kiểm định đạt tiêu chuẩn nhưng có bước nhảy khác nhau là: 10 kg và 20 kg thì cân có bước nhảy 10 kg có sai số cho phép nhỏ hơn.
+ Lựa chọn thiết bị cân: Thông thường các thiết bị đồng bộ do một hãng sản xuất có độ tương thích giữa các thiết bị tốt hơn nên độ ổn định và độ bền cao hơn thiết bị đơn lẻ.
+ Lựa chọn khung bàn cân: Khung bàn cân ô tô là bộ phận quan trọng nhất đảm bảo sự vững vàng và ổn định lâu dài của cân, khung bàn cân chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Có nhiều loại kết cấu khung bàn cân:
· Loại kết cấu bằng tôn dập chữ U, chữ C, tổ hợp chữ I, H.
· Loại kết cấu bằng thép I đúc, U đúc, H đúc.
· Loại kết cấu bê tông sắt theo I, U, C đúc hoặc tổ hợp
Do vậy tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng: kết cấu tối ưu nhất đưa ra cho khách hàng là khi đơn vị cung cấp có kinh nghiệm và khả năng tính toán sản phẩm sẽ cân, loại xe cân, tải trọng cục bộ, dàn trải mà đơn vị đó sẽ thiết kế và thi công.
+ Lựa chọn giá cả của cân: Như đã phân tích ở trên, giá khung bàn cân ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành trạm cân (khoảng 1/2 giá thành trạm cân), trong giá thành khung bàn cân thì giá trị sắt thép chiếm tới trên 80 % nên thay đổi kết cấu bàn cân sẽ làm thay đổi hẳn giá thành của cân. Do vậy có thể nói: giá thấp hơn chưa chắc đã là giá rẻ, giá cao hơn cũng không phải là giá đắt và cũng không có nghĩa là bỏ nhiều tiền hơn mà sẽ có sản phẩm tốt hơn. . Nên chúng tôi khuyên quý khách hàng hãy lựa chọn nhà cung cấp có uy tín và quy mô thực tế nhất về cơ sở vật chất, nhân lực và đặc biệt có trình độ kiến thức sâu, rộng trong nghề để có thể mua được những sản phẩm có chất lượng và độ bền cao.
Chỉ mấy năm nữa thôi thị trường cân điện tử, cân ô tô sẽ sôi động hơn bao giờ hết, trong tất cả các ngành, đặc biệt các sản phẩm có tải trọng cao cân điện tử sẽ là một thiết bị không thể thiếu. Vậy để chuẩn bị đón nhận làn sóng mới, các bạn hãy tự trang bị cho mình một chút kiến thức về cân điện tử. Sản phẩm điện tử hiện có tại Việt Nam nói chung hiện nay thật giả lẫn lộn, chất lượng đôi khi không song hành cũng giá cả, đây là điều khó xử của tất các những người đi mua. Cụ thể khi đi chọn mua cân điện tử ta nên chú ý các yếu tố quan trọng sau:
1. Thương hiệu đơn vị phân phối
Hiện ở Việt Nam chưa sản xuất được các bộ phận chính của can dien tu như loadcell và đầu cân, chính vì tất cả được nhập ngoại hoàn toàn nên người mua không biết đâu mà lần, khó có thể so sánh thật giả. Đơn vị phân phối phải chứng thực được nguồn gốc xuất sứ cũng như nhãn hiệu cân mang về Việt Nam, dựa vào đó phần nào cũng làm người đi mua yên tâm. Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị thương mại đặt lợi nhuận quá cao so với chất lượng sản phẩm, họ chỉ nhăm nhăm bán được hàng chứ không quan tâm tới giá trị người mua nhận được, bảo hành bảo trì như thế nào.
2. Kết cấu bàn cân
Nhiều người đi mua chỉ nhìn cân bàn điện từ, cân sàn điện tử qua bề ngoài, ngại hoặc không có ý thức tìm hiểu qua về kết cấu cũng như xuất sứ bàn cân. Những người này sẽ chỉ mua được cái cân "đồ chơi", cân sẽ xuống cấp tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ làm việc, hoặc đôi khi chỉ cần một va chạm nhỏ cũng đủ làm các cân điện tử này chết đứng.
Người đi mua nên nhận ra bàn cân điện tử có được sản xuất hàng loạt trong công nghiệp hay chỉ là sản xuất tạm bợ trong các xưởng cơ khí nhỏ? Các mối hàn có đủ gắn kết chi tiết với nhau? Thiết kế cơ khí và tổng trọng lượng bàn cân có đủ sức chịu được tải trọng như mình muốn hay không? Nước sơn có tốt không, có chịu được thời gian dài sử dụng trong môi trường thời tiết khắc nghiệt ở VN hay không? Khi trả lời được tất cả các câu hỏi này chăc chắn bạn sẽ có một bàn cân điện tử như ý, bền vững theo thời gian.
3. Thiết bị điện tử: Loadcell + Đầu cân
Loadcell (Cảm biến lực) là trái tim của cân điện tử, cân treo, loadcell rởm cân rởm, loadcell chết cân chết. Thiết bị điện tử hiên nay xuất hiện tại Việt Nam hầu hết đầu được nhập qua Trung Quốc. Có nhiều loại loadcell rẻ tiền, không có nhãn hiệu, không rõ xuất sứ rất nguy hiểm. Sử dụng các loadcell các bạn có thể mất đi cân điện tử lúc nào không biết, tổn thất về tài chính không lớn bằng việc mất thời gian và công việc. Các bạn nên chú ý kiểm tra nhãn hiệu loadcell được in trên thân cell, thương hiệu càng nổi tiếng càng có độ tin tưởng cao. Trên thế giới hiện nay đứng đầu vẫn là Mettler Toledo của mỹ và Zemic của Hà Lan, sử dụng một trong các thương hiệu này bạn sẽ không còn phải lo lắng về độ bền bỉ và tuổi thọ của cân điện tử mình mua.
Đầu cân đảm nhiệm nhiệm vụ cuối cùng là xử lý và hiển thị kết quả lên màn hình. Đầu cân chất lượng kém thì khả năng xử lý, tốc độ hiển thị cũng kém.
Chỉ cần để ý một vài chi tiết như này khi đi mua cân điện tử, bạn sẽ sở hữu cho mình một sản phẩm như ý và đáng đồng tiền bát gạo. Hãy tìm đến các nhà phân phối tin cậy nhất để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền bạc cho chính mình.
|